M&E, Kỹ sư M&E và những điều nên biết
I. GIỚI THIỆU M&E
M&E là viết tắt cho Mechanical and Electrical (cơ khí& điện, và thường được gọi là ngành kỹ sư cơ điện). M&E chiếm một phần quan trọng, dự báo ở mức 40 - 60% trong tổng khối lượng của công trình xây dựng.
Hệ thống M&E được chia làm bốn hạng mục chính:
- Hệ thống thông gió và điều hòa không khí (Heating Ventilation Air Conditioning, gọi tắt là HVAC)
- Cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh (Plumbing & Sanitary, gọi tắt là P&S)
- Hệ thống Điện (Electrical)
I. GIỚI THIỆU M&E
M&E là viết tắt cho Mechanical and Electrical (cơ khí& điện, và thường được gọi là ngành kỹ sư cơ điện). M&E chiếm một phần quan trọng, dự báo ở mức 40 - 60% trong tổng khối lượng của công trình xây dựng.
Hệ thống M&E được chia làm bốn hạng mục chính:
- Hệ thống thông gió và điều hòa không khí (Heating Ventilation Air Conditioning, gọi tắt là HVAC)
- Cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh (Plumbing & Sanitary, gọi tắt là P&S)
- Hệ thống Điện (Electrical)
- Hệ thống báo cháy và chữa cháy (Fire Alarm & Fire Fighting)
Hệ thống công trình M&E?
- Phần Mechanical trong công trình chiếm khối lượng lớn là hạng mục Điều hòa không khí và thông gió (MVAC – Mechanical Ventilation and Air Conditioning). Các phần khác của Mechanical còn có Phòng cháy, chữa cháy (Fire alarm and Fighting), Cấp thoát nước (Plumbing and Sanitary – P&S), cung cấp gas LPG và khí nén.
- Phần Electrical bao gồm các hạng mục liên quan đến Điện: phân phối, cung cấp điện, chiếu sáng (lighting), Điều khiển (control system), Điện nhẹ (Extra low voltage-ELV).
Riêng phần điện bao gồm:
Điện nặng
Main power supply: là hệ thống cấp nguồn chính, bao gồm các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 24kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính ( gọi là MSB, main switch board). Có thể có thêm (Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp: Automatic Voltage Regulator System, gọi tắt là AVR)
- Hệ thống các tủ điện phân phối: Submain power supply ( bao gồm cấp điện cho động lực, sản xuất, chiếu sáng, ổ cắm…)
- Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt: Lighting
- Hệ thống ổ cắm: Socket outlet
- Hệ thống chiếu sáng sự cố: Emergency lighting ( đèn exit, đèn emergency)
- Hệ thống tiếp địa: Earthing system ( or grounding system)
- Hệ thống chống sét: Lightning protection system ( bao gồm các cọc tiếp địa và kim thu sét, khác hệ thống tiếp địa)
Điện nhẹ
- Hệ thống mạng Lan và Internet: Data network system
- Hệ thống điện thoại: Telephone system
- Hệ thống an ninh giám sát: Security & Supervisior system
- Hệ thống PA (public address system) ….
Nói cách khác, các hệ thống M&E chính là “linh hồn” của tòa nhà hay nhà máy.
II. CÔNG VIỆC CỦA KỸ SƯ M&E
1. Thiết kế hệ thống M&E, thiết kế bản vẽ
Thiết kế hệ thống M&E cần chú ý về các mục hệ thống riêng. Thiết kế bản vẽ bao gồm chuẩn bị bản vẽ, chuẩn bị hồ sơ vật tư thiết bị, triển khai Shop Drawing, trình bày trên bản vẽ, sắp xếp các mục của bản vẽ theo đúng thứ tự.
2. Phối hợp cùng đơn vị tư vấn
Kỹ sư Cơ điện cần hợp tác cùng các kiến trúc sư, các đơn vị tư vấn để thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và đề xuất chỉnh sửa những hạn chế, nhược điểm.
3. Lập bảng kê khối lượng công trình
Sau mỗi công trình, Kỹ sư M&E cần tổng hợp và quyết toán khối lượng giá trị công trình để chủ đầu tư xây dựng có thể rà soát, xem xét lại thông tin trước khi quyết toán toàn bộ công trình, bao gồm: Tên công trình, Quyết định phê duyệt thiết kế, Các đơn vị thi công, Thời gian thi công, Nguồn vốn...
4. Tổ chức việc thi công
Kỹ sư M&E cần biết cách chỉ đạo, quản lý, kết hợp làm việc cùng đội thi công xây dựng để triển khai lắp đặt, căn chỉnh hệ thống theo bản thiết kế. Cần đảm bảo về chất lượng, các yêu cầu, tiến độ, cũng như chi phí theo dự tính.
5. Giám sát thi công công việc
Kỹ sư M&E cần đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng của toàn bộ hệ thống cơ điện của công trình, phối hợp chặt chẽ với nhà thầu thi công và chủ đầu tư trong quá trình thi công. Một số công việc cụ thể: Kiểm tra, giám sát thường xuyên và có hệ thống quá trình nhà thầu thi công cơ điện triển khai các công việc tại hiện trường; Xác nhận bản vẽ; Yêu cầu nhà thầu điều chỉnh nếu phát hiện sai sót về thiết kế; Tổ chức thẩm tra lại chất lượng những hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình; Giải quyết vấn đề phát sinh.
6. Kiểm tra chất lượng các hạng mục cơ điện
Kỹ sư cơ điện sẽ kiểm soát chất lượng của các hạng mục điện ngoài công trường nhằm đảm bảo đúng thiết kế, yêu cầu và đúng theo hồ sơ mời thầu.
7. Nghiệm thu công trình, chỉnh sửa
Sau khi xây dựng, cần thu nhận, kiểm tra dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã thi công để đánh giá xem công trình có đạt chuẩn để đưa vào sử dụng hay không.
Quy trình nghiệm thu bao gồm:
+ Nghiệm thu vật liệu, trang thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn đưa vào công trình
+ Nghiệm thu quá trình xây dựng
+ Nghiệm thu từng giai đoạn thi công, bộ phận
+ Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, đưa vào sử dụng
8. Báo cáo công việc định kỳ
Kỹ sư M&E cần theo dõi, lập báo cáo định kỳ về tiến độ thi công, về các công việc được giao để gửi lên cấp trên. Ngoài ra còn cần lập bảng kê khối lượng công trình để báo cáo với chủ đầu tư.
9. Thiết lập quan hệ với khách hàng
Triển khai, thiết lập mối quan hệ với khách hàng để có thể triển khai hệ thống M&E hiệu quả. Sau quá trình tư vấn, hợp tác, kỹ sư cơ điện cần duy trì, chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất. Không chỉ vậy, bạn còn nên tìm tòi, xem xét những cơ hội với những khách hàng tiềm năng để có thể mở rộng, phát triển.