Công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam
Michael Porter (sinh ngày 23/5/1947) là Giáo sư của Đại học Harvard, Hoa Kỳ_nhà tư tưởng chiến lược và là một trong những “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới. Mô hình kim cương của Porter là khối tứ giác gồm: doanh nghiệp (chiến lược, cơ cấu, cạnh tranh), các yếu tố cung, các yếu tố cầu, các ngành công nghiệp bổ trợ và liên quan. Ông cho rằng, những lợi ích từ việc đầu tư vào các yếu tố sản xuất tiên tiến trong các ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ lan truyền đến các ngành công nghiệp khác.CNPT góp phần tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo hướng vừa mở rộng vừa thâm sâu. CNPT không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và những công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
Ngành công nghiệp phụ trợ (Supporting Industries) là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm, v.v.. và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế.
1. Phân loại: Chúng ta có thể phân loại công nghiệp phụ trợ theo 2 hướng Phân loại theo ngành sản xuất:
- Các ngành cứng như sản xuất nguyên vật liệu và linh kiện…
- Các ngành mềm như thiết kế sản phẩm, mua sắm, marketing quốc tế, viễn thông, vận tải, năng lượng, cấp nước…
- Các ngành phục vụ nhu cầu nội địa như thép, hóa chất, giấy, ximăng…
Phân loại từ góc độ doanh nghiệp:
- Các nhà cung ứng linh kiện, thiết bị, máy móc ở nước ngoài (import).
- Các nhà cung ứng linh kiện, thiết bị, máy móc nước ngoài ở thị trường trong nước (foreign suppliers).
- Các nhà cung ứng linh kiện, thiết bị, máy móc ở nội địa (dosmetic suppliers)
2. Đặc điểm:
– Tỷ lệ của chí phí cho CNPT cao hơn nhiều so với chi phí lao động nên một nước dù có ưu thế về lao động.
– Cơ sở hạ tầng còn bất cập, thủ tục hành chính rườm rà… nguyên nhân cốt lõi là do chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước chưa phát triển đúng mức.
2.2 Vai trò:
– CNPT có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp, đồng thời kích thích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước.
– CNPT thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Dưới áp lực cạnh tranh, các công ty CNPT phải tỏ ra có tiềm năng cung cấp linh kiện, phụ liệu với chất lượng và giá thành cạnh tranh được với hàng nhập khẩu. Tiềm năng đó sẽ thành hiện thực nhờ chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI.
– CNPT góp phần tạo công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa trên các địa bàn sản xuất của doanh nghiệp và khu vực lân cận. Mở rộng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp.